Cheng Loong lên kế hoạch khởi chạy dây chuyền sản xuất carton sóng từ giấy thu hồi, công suất 300,000 tấn/năm tại Việt Nam

Cheng Loong Đài Loan đang chuẩn bị vận hành dây chuyền sản xuất carton hòm hộp từ giấy loại tại nhà máy mới xây dựng tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Việt Nam vào tháng tới.

Một phát ngôn viên của công ty cho biết dây chuyền sẽ có công suất 300,000 tấn/năm, lớn hơn 260,000 tấn/năm mà công ty đã dự định trước đó.

Sản phẩm của dây chuyền là carton sóng từ giấy loại thu hồi, định lượng cơ bản là 90-180 g/m².

Cheng Loong đã xây dựng được kho dự trữ giấy thu hồi (RCP) cho một tháng vận hành, trong đó chính là giấy loại thu gom trong nước, làm nguồn nguyên liệu đầu vào, trước khi vận hành máy vào tháng 8/2018.

Trong khi ngành công nghiệp tái chế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển, thì nguồn cung giấy thu hồi cho dây chuyền chủ yếu sẽ dựa vào nguồn nhập khẩu.

Việc khởi chạy dây chuyền này là giai đoạn đầu tiên cho dự án đầu tư 1 tỷ USD của Cheng Loong tại Bến Cát, Bình Dương với diện tích 75 ha. Quá trình xây dựng của dự án đặt ra có khung thời gian mười năm.

Công ty cũng xem xét (cùng với dây chuyền carton lớp sóng) lắp đặt một dây chuyền bìa lớp mặt từ giấy loại, một dây chuyền giấy duplex và hai dây chuyền giấy tissue với tổng công suất hơn 1 triệu tấn/năm.

Thuận lợi từ chính sách RCP của Trung Quốc:

Công ty đang có xu hướng đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, do nhu cầu về vật liệu bao gói từ Trung Quốc được dự báo sẽ tăng lên.

Xuất khẩu carton hòm hộp từ giấy thu hồi từ Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng lên sau khi Trung Quốc áp dụng các quy định làm giảm nhập khẩu giấy thu hồi từ đầu năm. Động thái này đã dẫn đến tình trạng thiếu giấy thu hồi nghiêm trọng ở Trung Quốc, làm cho giá cả đối với giấy thu hồi thu gom trong nước và các sản phẩm giấy bao gói đều tăng.

Trong khi đó, chi phí nhập khẩu RCP đã giảm đáng kể ở Việt Nam và thị trường các nước châu Á khác (không tính Trung Quốc). Chi phí thu mua và nhập khẩu giấy thu hồi thấp và dự báo nhu cầu tăng trưởng từ Trung Quốc đã làm cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia được các nhà đầu tư ưu tiên mở rộng năng lực sản xuất giấy bao gói hoặc bột giấy tái chế.

Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam dường như đang theo sát Trung Quốc trong việc thắt chặt nhập khẩu giấy thu hồi.

Theo RISI News / July 12, 2018