Nhật Bản hợp tác sản xuất giấy song song với việc hướng dẫn quy trình xử lý thu gom giấy cho Việt Nam

Sản xuất giấy đang là ngành được chú trọng phát triển trên thế giới do nhu cầu cao trong đời sống, sự phát triển của mua sắm online cũng như các ngành về xuất khẩu. Công ty Nhật Bản Sojitz với các bước đón đầu xu thế đã bỏ ra số tiền hơn 10 tỷ yên tương đương với 91.2 triệu USD đầu tư vào nhà sản xuất khăn giấy lớn nhất của Việt Nam do ông Mai Hữu Tín làm chủ. Báo Nikkei Asian Review cho biết Công ty Sojitz muốn đặt nền móng vững chắc trong ngành sản xuất Việt Nam với mục tiêu đạt được 18 tỷ yên (165 triệu USD) giúp doanh nghiệp tăng doanh thu lên 40% vào năm 2022.

Được thành lập năm 1997, Giấy Sài Gòn hiện tại có nhu cầu tăng vốn đầu tư. Sojitz được cho là sẽ điều 6 nhà quản lý từ Nhật Bản sang giúp cải tiến hệ thống tài chính và kế toán của công ty, đồng thời nâng cấp hệ thống máy móc nhà xưởng của Giấy Sài Gòn.

Một góc nhà máy của công ty giấy Sài Gòn
Image courtesy of baotintuc.vn

Bên cạnh đó, hai bên dự kiến hợp tác trong việc thu gom giấy vụn có thể tái chế được từ các khu công nghiệp, công ty hậu cần và các cửa hàng tiện lợi mà công ty Nhật Bản này hỗ trợ hoạt động.

Ngoài thương hiệu khăn giấy Bless You, Giấy Sài Gòn còn sản xuất giấy vệ sinh và bìa cứng. Doanh thu hàng năm của doanh nghiệp này được ghi nhận lên đến 100 triệu USD, với công suất 40.000 tấn giấy tiêu dùng và 230.000 tấn giấy công nghiệp.

Theo Nikkei Asian Review, nhu cầu giấy bìa carton ở Việt Nam tăng hơn 10 lần trong thập kỷ qua, một phần nhờ sự gia tăng mua sắm trực tuyến và chuyển dịch sản xuất hàng dệt và điện tử từ Trung Quốc. Trong khi đó, nhu cầu giấy vệ sinh tăng gấp 5 khi mức sống được cải thiện trong bối cảnh tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam hằng năm khoảng trên 6%.

Cũng trong cuối tháng 6, hiệp hội giấy Nhật Bản cũng đã có chuyến thăm viếng hiệp hội giấy và bột giất Việt Nam. Trong cuộc hội nghị, trung tâm xúc tiến giấy tái chế của Nhật – trung tâm chuyên về thu gom xử lý nhằm đảm bảo môi trường trong sạch và bảo vệ môi trường giấy, đã giới thiệu sơ về các mô hình, cách thức sử lý thu gom rác tái chế đang được áp dụng tại Nhật Bản. Những Phương pháp của Nhật Bản mang lại hiệu quả cực cao. Theo thống kê, 99% lượng giấy tại Nhật sau thu gom được tái chế và sử dụng lại như giấy mới.

Thấy rõ ràng rằng Nhật là quốc gia đi đầu trong nhận thức trong mọi ngành nghề, lĩnh vực. Việc triển khai hiệu quả các hoạt động thu gom, tái chế của Trung tâm Xúc tiến tái chế giấy Nhật Bản sẽ giúp hỗ trợ không nhỏ trong chính sách về tái chế giấy ở Việt Nam. Bởi vì, thực tế ở Việt Nam hiện nay chúng ta vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn giấy tái chế kém hiệu quả kinh tế lại gây ô nhiễm môi trường.

Có thể khẳng định Nhật là quốc gia đi trước rất nhiều nước trong nhận thức cũng như triển khai hiệu quả các hoạt động thu gom giấy, chính vì vậy, trong vai trò Chủ tịch ông Đức mong muốn Trung tâm Xúc tiến tái chế giấy Nhật Bản chia sẻ, cung cấp nhiều thông tin hơn nữa để VPPA có thể tư vấn cho cơ quan nhà nước trong việc xây dựng các chính sách về tái chế giấy.

Ngoài ra tại buổi làm việc VPPA đề xuất mong muốn được Hiệp hội giấy Nhật Bản hỗ trợ trong việc kết nối với các doanh nghiệp xuất khẩu giấy tái chế của Nhật; cũng như hỗ trợ các thành viên của Hiệp hội có thể tham gia các khóa đào tạo, học tập kinh nghiệm về thu gom, tái chế giấy hiệu quả từ đó giảm được lượng giấy tái chế nhập khẩu.

Để nắm rõ hơn thông tin về nguyên liệu, máy móc thiết bị sử dụng trong ngành giấy, hãy đến với triển lãm PAPER VIETNAM 2019 được tổ chức thường niên tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) bởi công ty TNHH triển lãm và quảng cáo Minh Vi (VEAS).

Theo baotintuc.vn